ÔN TẬP ĐỊA LÝ 9 – PHẦN ĐỊA LÝ DÂN CƯ

Đánh giá post

Để nắm vững kiến thức về phần Địa lý dân cư để ôn thi cho HKI sắp tới, các em hãy tham khảo những nội dung chính sau:

1. Hãy trình bày một số đặc điểm về dân tộc?

– Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

– Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, giàu bản sắc.

– Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v. Người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.

– Các dân tộc ít người có trình độ phát triển khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong đời sống và sản xuất

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2. Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng – trung du và duyên hải.

+Dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

– Trung du và miền núi Bắc Bộ: Có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,…

– Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông,…

– Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt.

3. Một số đặc điểm của dân số nước ta, hậu quả của việc tăng dân số nhanh?

+ Đặc điểm dân số:

– Dân số nước ta (năm 2002 là 79,7 triệu, năm 2014 khoảng 90 triệu người),

– Dân số đông và gia tăng nhanh, từ năm 1954 đến 1960 tăng 3%,

– Tỷ suất sinh tương đối thấp. Hiện nay tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,43%, thành thị 1,12%, nông thôn: 1,52%.

+ Hậu quả tăng dân số nhanh:

– Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói….

– Về xã hội: Khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông.

– Về môi trường: đất – nước – không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật – thực vật suy giảm.

4. Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao?

+ Đặc điểm: Phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo lãnh thổ:

– Năm 2003: Đồng bằng sông Hồng: 1192 người/km2 , Tây bắc 67 người/km2

– Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây bắc, Tây nguyên thấp nhất.

– Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.

– Các đô thị lớn đông dân, tập trung ở miền đồng bằng và ven biển.

– Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%.

* Giải thích:

– Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn.

– Khí hậu khắc nghiệt.

– Phong tục của từng dân tộc, tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng.

5. Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta là gì?

– Phân bổ lại dân cư, lao động.

– Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

– Tăng cường hoạt động công nghiệp – dịch vụ ở thành thị.

– Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề.

6. Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư?

– Nước ta có hai loại hình quần cư.

+ Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trải rộng theo không gian.

+ Quần cư thành thị: Dân cư sống tập trung, kiến trúc nhà ở thường nhà xây cao tầng hay nhà ống. Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau

7. Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì ?

– Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

– Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn.

– Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.

– Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

– Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá.

– Đô thi hóa không đồng đều giữa các vùng.

8. Đặc điểm về nguồn lao động và sử dụng lao động nước ta?

– Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.

– Mặt mạnh: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư, công nghiệp. Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Chất lượng lao động đang được nâng cao.

– Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.Lao động nước ta chủ yếu ở nông thôn (chiếm 75,8%) và nhiều lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (78,8%) (năm 2003)

9. Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta?

-Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm.

– Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%).

– Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao.

– Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp. Nên tình trang thiếu việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay.

10. Cho biết chất lượng cuộc sống hiên nay, nhiệm vụ là gì?

– Thành tựu: Chất lượng đang được cải thiện, thu nhập được tăng cao hơn, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, nhà ở được nhà nước quan tâm cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ người biết chức năm 1999 chiếm 90,3%. Mức thu nhập bình quân đầu nười tăng, tuổi thọ bình quân tăng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, bệnh dịch được đẩy lùi

– Hạn chế: Chất lượng cuộc sống đang ở mức thấp, còn chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

– Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Call Now Button