TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC VẬT LÝ 9 TRONG HỌC KỲ I

Đánh giá post

Nội dung học kỳ 1 môn Vật lý 9 về Điện học và Điện từ học, vì vậy việc ghi nhớ các công thức vật lý 9 HKI sẽ giúp các em giải các bài tập vật lý cơ bản trở lên dễ dàng hơn.

I. Công thức vật lý 9 chương 1

1. Công thức Định luật Ôm:

– Công thức: R = U/R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A), U: Hiệu điện thế (V), R: Điện trở (2)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10^(-3)A

2. Công thức tính Điện trở dây dẫn:

– Công thức: R = U/I

+ Đơn vị: Ω. 1ΜΩ = 10^3 ΚΩ = 10^6 Ω

– Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành, công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

– Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo của điện trở các đoạn mạch rẽ.

3.Công thức tính cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

  • Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 = … = In
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

4. Công thức tính Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

– Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

– Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

5. Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn

– Công thức: R = p(l/S)

Trong đó:

l: Chiều dài dây (m)

S: Tiết diện của dây (m2)

p: Điện trở suất (Ωm)

R: Điện trở (Ω)

6. Công thức tính Công suất điện:

– Công thức: P = U*I = I^2*R = (U^2)/R

Trong đó:

P: Công suất (W)

U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

– Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I^2*R hoặc P = U^2/R hoặc tính công suất bằng P = A/t

7. Công thức tính công của dòng điện:

– Công thức: A = P*t = U*I*t

Trong đó:

A: Công của lực điện (J)

P: Công suất điện (W)

t: Thời gian (s)

U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

8. Công thức tính Hiệu suất sử dụng điện:

– Công thức: H = (A1/A)*100%

Trong đó: A1: Năng lượng có ích được chuyển hoá từ điện năng

A: Điện năng tiêu thụ

9. Công thức tính Định luật Jun – Lenxơ:

– Công thức: Q = I^2*R

Trong đó:

Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở (Ω)

t: Thời gian (s)

– Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức Q = 0,24*I^2*R*t

10. Công thức tính nhiệt lượng

– Công thức: Q = m*C*(Delta)t

Trong đó:

m: Khối lượng (kg)

C: Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

(Delta)t: Độ chênh lệch nhiệt độ

II. Công thức vật lý 9 chương 2

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường

dây dẫn, Công thức: Php = P^2*R/U^2

Trong đó:

P: Công suất (W)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Một trong các phương pháp để ghi nhớ các công thức vật lý 9 HKI là các em rèn luyện giải các bài tập vận dụng. Chúc các bạn đạt được điểm tối đa trong học kỳ I nhé!!!

===============================================================

Quý phụ huynh có thể tham quan, đăng ký và chọn lựa cơ sở thích hợp cho con em, cũng như thuận tiện trong việc đưa rước hàng ngày.

– Cơ sở 1: 26 Phan Chu Trinh, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 2: 674/7 Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 3: 190 Võ Văn Ngân, P. Bình Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM

– Cơ sở 4: 636 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An, Bình Dương

Trường THCS – THPT Hoa Sen có Cơ sở 4 tại TP. Dĩ An gồm có Hệ Tiểu Học – THCS – THPT với các chế độ học Bán trú – Hai buổi.

– Hotline: (028) 3736 1988

                  0938 22 1966 (Zalo)

                  0901 379 685 (Tư vấn tuyển sinh)

                  0274.65.68.868 (CS4 – TP. Dĩ An – Bình Dương)

 

Call Now Button