DIỄN ĐÀN TRỰC TUYẾN “VĂN HÓA ĐỌC TRONG THỜI ĐẠI SỐ”

Đánh giá post

Công nghệ số là thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại. Nhờ vào những thành tựu này, văn hóa đọc đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc, nó khai sinh và định hình những sắc thái văn hóa đọc mới, thích ứng với đặc thù của thời đại. Vậy làm thế nào để ứng dụng, tiếp thu, thay đổi “VĂN HÓA ĐỌC TRONG THỜI ĐẠI SỐ” cho phù hợp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc?

Đến với chương trình Livestream số thứ 7 lần này, sẽ giúp cho quý PH-HS nắm rõ hơn về “Đọc sách – Nét đẹp văn hóa của Hoa Sen” và cùng nhau lắng nghe, chia sẻ và thảo luận về thực trạng của việc đọc sách trong xã hội ngày nay, và đặc biệt cùng nhau hướng đến những giải pháp giúp phát triển hơn nữa nét văn hóa tốt đẹp này.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ điện tử, việc đọc sách cũng có nhiều thay đổi sâu sắc do đócó thể thấy rằng chưa bao giờ việc đọc sách và văn hóa đọc sách được người ta lo lắng và bàn luận nhiều như vậy. Vềvấn đề này, thầy Lê Văn Cảnh – Phó hiệu trưởng QLCS2trước tiên đã chia sẻ về thói quen đọc sách của bản thân: “Trước đây thầy không có đam mê về sách, cho đến năm thứ hai đại học đã theo một cô bạn đến thư viện một thời gian như vậy nên đã quen dần nên đã mượn một số đầu sách hay về đọc và từ đó thói quen đọc sách được hình thành. Và sau đó được duy trì trong một thời gian khá dài tuy nhiên do nhiều yếu tố nên việc bỏ bê đọc sách lại tái diễn. Đến năm 2011, thầy vào trường Hoa Sen và thầy Hiệu trưởng – Lê Văn Hồng đã giao cho thầy vị trí quản lý, khi đó thầy còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trinh chiến nên đã tìm đến sách để tìm hiểu và có thêm kiến thức để hỗ trợ cho công việc. Và từ đó thầy đã duy trì thói quen đọc sách cho đến bây giờ thường thì sáng sớm thầy thường đọc sách trước khi đi làm hay là ban đêm trước khi đi ngủ với con gái và khi có những chuyến đi đường dài thầy sẽ bỏ vào balo những cuốn sách tâm đắc nhất. Đặc biệt, khi đọc sách thầy có một thói quen là ghi lại những điều hay vào sổ tay và chia sẻ những điều đó lên trang facebook của mình để lưu lại, chia sẻ cho tất cả mọi người.”

Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy tính bản, laptop,…) tỏ ra vượt trội và tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Chính vì thế hệ thống GD trường Hoa Sen luôn trăn trở làm sao để phát triển văn hóa đọc đến các em học sinh và đội ngũ Hội đồng Sư phạm nhà trường đồng thời làm sao để việc đọc sách trở thành thói quen tích cực và hiệu quả. Thầy Lê Công Quốc Việt – Tổ trưởng Tổ văn đã chia sẻ cho chúng ta về Văn hóa đọc sách của học sinh Hoa Sen: “ Tại trường Hoa Sen các em sẽ gắn liền với hình thái đọc và sẽ biết đến tiết đọc sáchđược đưa vào ngay trong giờ học chính khóa. Hình thái đọc bao gồm 6 nội dung:

Muốn hình thành thói quen đọc sách thì đầu tiên các em phải có không gian đọc sách. Tại 4 cơ sở đều có thư viện, độ tuổi học sinh là độ tuổi vô cùng năng động, gắn liền với tuổi mộng tuổi mơ, nên tại Hoa Sen thư viện được xây dựng vô cùng trữ tình, thơ mộng, màu sắc bắt mắt. Đặc biệt trong năm học 2019 – 2020 Thư viện nhà trường đạt được Giải Nhì toàn thành Hội thi Thư viện năng động, sáng tạo.
Nôi dung thứ 2 là thời gian đọc sách, đối với các bạn chưa quen với đọc sách thì thời gian đọc sách có thể ít hơn các bạn đã quen với đọc sách và có thể đọc nhiều lần trong ngày. Tại Hoa Sen, trường đã lấy một mức chuẩn để đọc sách là 2 tiết / 1 tuần – trong hai tiết này các em sẽ được các thầy cô hướng dẫn về cách chọn sách, cách đọc sách và cách để chúng ta phải tư duy phản biện trong lúc đọc sách là như thế nào.
Thứ 3 là nội dung đọc sách, được phân hóa theo độ tuổi: các em học sinh nhỏ tuổi sẽ gắn liền với các cuốn sách như là truyện cổ tích, văn học dân gian để xây dựng cho các em một tâm hồn tươi đẹp, khi các em bắt đầu bước vào tuổi 18 thì thầy cô sẽ hỗ trợ chọn cho các em đọc các cuốn sách về kỹ năng, phương pháp và kiến thức để các em chuẩn bị hành trang bước vào đời và hơn hết để các em chọn đúng nội dung sách không sinh ra nhàm chán.
Tiếp theo, khi các em học các tiết đọc sách tại trường thì các em sẽ có chính sách khuyến đọc, tham gia các chương trình giới thiệu sách mà mình đã đọc tại các buổi điểm sách và sẽ được trao tặng những phần thưởng khích lệ.
Thứ 5 đó là sự kiện Văn hóa đọc, hằng năm nhà trường luôn tổ chức các ngày hội khuyến đọc để các em nói lên những tâm tư, nguyện vọng, các em thể hiện những gì mà mình đã đọc, những sự kiện này sẽ được đăng tải lên các trang mạng xã hội của trường.
Và cuối cùng, các em không những được trải nghiệm trong sự tưởng tượng ngôn từ mà nhà trường còn muốn các em được trải nghiệm thực tế bằng cách sân khấu hóa, đưa vào trong cuộc sống để giúp các em áp dụng được những điều mà mình đã đọc.

Đến với chương trình một quý PH đã có một trăn trở  “Con tôi năm nay học lớp 11, hồi còn nhỏ, con tôi cũng rất hay đọc sách, nhưng từ khi lên cấp 3, khi cháu có điện thoại thông minh thì cháu thường sử dụng điện thoại chứ không đọc sách nữa, tôi không biết phải làm sao? Đối với câu hỏi này chúng ta sẽ kết nối với cô Trần Thị Hoài Thanh – GVBM Ngữ Văn: “Trong thời đại công nghệ 4.0 đang không ngừng phát triển chắc hẳn có rất nhiều PH đang gặp khó khăn này, nên theo tôi giải pháp của vấn đề nay là các PH phải tạo dựng thói quen cho con ngay khi con còn nhỏ thì ông bà cha mẹ phải trở thành tấm gương sáng cho con, trẻ em thường bắt chước và làm theo những hình ảnh mà chúng thấy hằng ngày nếu các thành viên trong gia đình cùng nhau đọc sách thì các con cũng đọc sách mà không cần ép buộc. Và nếu làm như vậy, sẽ giúp các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn, bên cạnh đó sau khi đọc cha mẹ có thể cùng con trao đổi về những cuốn sách mà con yêu thích thì cha mẹ có thể hiểu được những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của con và đó cũng là cách để chúng ta làm bạn với con, để nắm bắt những diễn biến tâm lý của con từ đó điều chỉnh, uốn nắn những hành vi của con một cách kịp thời.

Tiếp tục với vấn đề trên, cô Bùi Thị Oanh – GVBM Ngữ vănchia sẻ rằng: “Hiện nay, việc hình thành thói quen sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì các con bây giờ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mạng xã hội, game điện tử… hấp dẫn hơn, nên thói quen sách sẽ bị lãng quên. Vì vậy, cần phải đặt ra mục tiêu cho con một tuần có thể đọc 30 trang, 50 trang hay dần dần lên 100 trang…  từ đó các con có thể đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Cha mẹ có thể khuyến khích, động viên con bằng những phần quà khi con đạt được mục tiêu giúp con hứng thú hơn trong việc đọc sách. Cứ như vậy, mỗi ngày các con sẽ tiếp thu một chút điều hay ở trong sách và khi lớn lên các con sẽ yêu sách hơn.

Sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; sách còn là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi buồn vui sâu kín của mỗi con người. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội vì vậy cần duy trì và phát triển nét văn hóa tốt đẹp này. Qua chương trình Livestream số thứ 7 lần này, Trường Tiểu học – THCS – THPT Hoa Sen mong rằng các em học sinh hãy cố gắng tích cực hơn nữa trong việc đọc sách của bản thân và quý PH hãy đọc thật nhiều sách để trở thành tấm gương sáng cho các con noi theo.

Call Now Button