Quy chế chuyển đổi môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập năm học 2023-2024

QUY CHẾ CHUYỂN ĐỔI MÔN HỌC LỰA CHỌN, CỤM CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-THHS ngày 31 tháng 7 năm 2023 của Hiệu trưởng trường THCS và THPT Hoa Sen)

¯¯¯¯¯¯

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

1. Quy chế này quy định quy trình tổ chức chức thực hiện chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập trong trường THCS và THPT Hoa Sen.

2. Quy chế này áp dụng cho học sinh của nhà trường, gồm có:

– Học sinh nhà trường;

– Học sinh chuyển đến;

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Quy chế này là cơ sở để thực hiện chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập dành cho học sinh,

2. Thực hiện công khai, minh bạch, khách quan và thực hiện lưu hồ sơ minh chứng.

3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tiếp tục học theo đúng năng lực, nhu cầu.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng

– Công văn số 68/2023/BGDĐT-GDTrH ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cáp trung học phổ thông.

– Công văn số 2822/2023/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 06 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chuyển trường đối với học sinh phổ thông.

– Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

– Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 08 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT.

CHƯƠNG II. QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔN HỌC LỰA CHỌN, CỤM CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

Điều 4. Môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập

1. Môn học lựa chọn: là môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp. Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.

2. Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập.

3. Môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập tại nhà trường

Điều 5. Quy trình chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập

Bước 1. Tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập. 

– Nhân viên tuyển sinh hoặc giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh nhằm làm rõ các nội dung sau (có ghi sổ):

+ Các môn học lựa chọn khả dĩ nhà trường có thể đáp ứng được nhu cầu của học sinh theo khoản 3, điều 4. Cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung, yêu cầu cần đạt của các môn học lựa chọn.

+ Các yếu tố kéo theo ảnh hưởng đến học sinh khi chuyển đổi môn học lựa chọn (kết quả học tập, xét tuyển Đại học,…).

Bước 2. Thực hiện hồ sơ xác nhận

– Đơn xin chuyển đổi môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập.

– Bản cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học trước đó (có xác nhận đồng ý và cam kết của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ) để đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo.

Bước 3. Tổ chức bổ sung kiến thức

– Học sinh đăng kí hình thức bổ sung kiến thức:

+ Tự học có hướng dẫn: Giáo viên bộ môn được phân công có trách nhiệm giao nhiệm vụ và các tài liệu liên quan để hướng dẫn học sinh tự học. Trong đó, khuyến khích GV hướng dẫn học sinh tự học trên các nền tảng quản lý học tập trực tuyến LMS.

+ Học với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên bộ môn.

Bước 4. Tổ chức đánh giá

– Tổ chức kiểm tra và đánh giá năng lực của học sinh, cụ thể: 

+ Học sinh thực hiện 01 bài kiểm tra. Kết quả đánh giá này được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó.

+ Yêu cầu đối với kết quả đánh giá: trên 5,0.

– Yêu cầu đối với tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh: Đảm bảo đúng theo quy chế kiểm tra và đánh học sinh của nhà trường, phải đảm bảo đủ: ma trận đề, bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và bài làm của học sinh.

Bước 5. Kết luận và lưu trữ hồ sơ

– Căn cứ trên kết quả đánh giá, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho học sinh có được hoặc không được chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phù hợp theo nguyện vọng. Thông tin công khai kết quả đến học sinh và cha mẹ học sinh.

– Thực hiện lưu trữ hồ sơ, gồm có:

+ Đối với học bạ: Không nhập kết quả đánh giá vào học bạ nhưng thực hiện phiếu điểm để kèm theo học bạ nhằm hoàn thiện hồ sơ học sinh.

+ Đối với hồ sơ lưu trữ, gồm có: Hồ sơ đánh giá năng lực; Đơn xin chuyển môn học lựa chọn và bản cam kết; Quyết định chấp nhận chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh; Các hồ sơ khác (nếu có).

Điều 6. Chuyển đổi học tập đối với học sinh chương trình GDPT 2006 sang 2018

– Thực hiện theo các bước như điều 5 nhưng chỉ thực hiện bổ sung kiến thức, kỹ năng đối với những môn học, hoạt động giáo dục và nội dung giáo dục không có trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh.

2. Xem xét, quyết định cho học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phù hợp

Điều 8. Trách nhiệm của phó Hiệu trưởng

1. Hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện các nội dung của Quy chế này.

2. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

3. Đảm bảo công tác lưu trữ các hồ sơ liên quan.

Điều 9. Trách nhiệm của Ban chuyên môn và Phụ trách chuyên môn

1. Trách nhiệm của Ban chuyên môn

a) Nghiên cứu và tham mưu Ban giám hiệu nhằm hoàn thiện Quy chế này.

b) Điều phối, hỗ trợ Phụ trách chuyên môn thực hiện Quy chế này.

c) Giám sát và báo cáo Ban giám hiệu kết quả thực hiện Quy chế này.

d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nhằm nắm rõ quy chế này.

2. Trách nhiệm của Phụ trách chuyên môn

a) Triển khai quy chế này đến giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và hướng dẫn thực hiện đúng Quy chế này.

c) Nghiên cứu và tham mưu Ban giám hiệu nhằm kiện toàn Quy chế này.

Điều 10. Trách nhiệm của giáo viên

1. Tham gia tư vấn học sinh.

2. Tham gia tổ chức dạy học nhằm đảm bảo học sinh đủ kiến thức và kỹ năng.

3. Tham gia đánh giá năng lực của học sinh.

Điều 11. Trách nhiệm của giáo vụ

– Đảm bảo thực hiện lưu trữ đúng, đủ, hồ sơ.

Điều 12. Trách nhiệm của tuyển sinh

– Thông tin công khai và tư vấn đầy đủ cho cha mẹ học sinh.

Điều 13. Trách nhiệm của học sinh

1. Thực hiện chuyển đổi môn học lựa chọn theo đúng quy chế.

2. Chủ động liên lạc với giáo viên hoặc nhân viên để được hỗ trợ.

Truy cập để tải file: https://docs.google.com/document/d/1FqWxLGoF0-w2LNIz9UrAqzVJgPhz9e1e/edit?usp=sharing&ouid=107735380671646887820&rtpof=true&sd=true

Đánh giá post
Call Now Button